1. Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo, một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng. Khi những loại nấm ký sinh này tấn công vật chủ, chúng sẽ thay thế mô của nó và nảy mầm những thân dài, mảnh mọc bên ngoài cơ thể vật chủ. Phần còn lại của côn trùng và nấm đã được thu hái bằng tay, phơi khô và sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ để điều trị mệt mỏi, ốm yếu, hoặc đông trùng hạ thảo bổ thận và ham muốn tình dục thấp. Các chất bổ sung và các sản phẩm có chứa chiết xuất từ đông trùng hạ thảo ngày càng trở nên phổ biến do được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong số hơn 400 loài đông trùng hạ thảo được tìm thấy, thì có hai loài đã trở thành tâm điểm của nghiên cứu sức khỏe: Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris. Tuy nhiên, phần lớn kết quả của các nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các nghiên cứu trên động vật hoặc phòng thí nghiệm, vì vậy các chuyên gia y tế hiện không thể đưa ra kết luận về tác động của chúng đối với con người. Tuy nhiên, lợi ích sức khỏe tiềm năng của chúng rất hứa hẹn.
2. Lợi ích của đông trùng hạ thảo
2.1. Đông trùng hạ thảo có thể tăng hiệu suất tập thể dục
Đông trùng hạ thảo được biết đến với công dụng giúp cơ thể tăng cường sản xuất phân tử adenosine triphosphate (ATP), chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ bắp, nhằm cải thiện cách cơ thể sử dụng oxy, đặc biệt là trong khi tập thể dục.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của đông trùng hạ thảo đối với khả năng tập thể dục ở 30 người lớn tuổi khỏe mạnh bằng cách sử dụng xe đạp tĩnh. Những người tham gia sẽ sử dụng 3 gam mỗi ngày của một dòng Đông trùng hạ thảo tổng hợp được gọi là CS-4 hoặc một viên thuốc giả dược trong sáu tuần. Vào cuối nghiên cứu, VO2 tối đa đã tăng 7% ở những người tham gia dùng CS-4, trong khi những người tham gia dùng viên giả dược không có thay đổi. VO2 tối đa là phép đo được sử dụng để xác định mức độ thể chất.
Trong một nghiên cứu tương tự, 20 người lớn tuổi khỏe mạnh được sử dụng 1 gam CS-4 hoặc một viên thuốc giả dược trong 12 tuần.
Trong khi các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự thay đổi về VO2 tối đa ở cả hai nhóm nghiên cứu, những đối tượng tham gia được cung cấp CS-4 đã cải thiện hiệu suất tập thể dục.
Hay nghiên cứu về kiểm tra tác động của hỗn hợp nấm ký sinh có chứa đông trùng hạ thảo đối với hiệu suất tập thể dục ở những người trẻ tuổi. Sau ba tuần, VO2 tối đa của những người tham gia đã tăng 11% so với giả dược.
Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy đông trùng hạ thảo không mang lại hiệu quả trong việc cải thiện hiệu suất tập thể dục ở các vận động viên được đào tạo.
2.2. Tính chất chống lão hóa
Người cao tuổi thường hay sử dụng Đông trùng hạ thảo để giảm cảm giác mệt mỏi và tăng cường sức mạnh và ham muốn tình dục. Các nhà nghiên cứu cho rằng hàm lượng chất chống oxy hóa của đông trùng hạ thảo có thể giải thích tiềm năng chống lão hóa của chúng.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy kết quả đông trùng hạ thảo có thể làm tăng chất chống oxy hóa nhằm giúp cải thiện trí nhớ và chức năng tình dục. Chất chống oxy hóa bao gồm các phân tử chống lại tổn thương tế bào bằng cách trung hòa các gốc tự do, có thể góp phần gây ra bệnh tật và lão hóa.
Đông trùng hạ thảo có khả năng làm gia tăng chất chống oxy
Một nghiên cứu khác cho thấy đông trùng hạ thảo kéo dài tuổi thọ của ruồi giấm, củng cố thêm niềm tin rằng chúng có lợi ích chống lão hóa.
Tuy nhiên, vẫn chưa có căn cứ khoa học cho biết đông trùng hạ thảo có những lợi ích chống lão hóa tương tự ở người hay không.
2.3. Tác dụng chống khối u tiềm năng
Tiềm năng của Đông trùng hạ thảo để làm chậm sự phát triển của các khối u đã tạo ra sự quan tâm đáng kể trong những năm gần đây. Các nhà nghiên cứu tin rằng đông trùng hạ thảo có thể phát huy tác dụng chống khối u theo một số cách thể hiện qua kết quả trong ống nghiệm: Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư ở người, trong đó có bệnh ung thư phổi, ruột kết, da và gan.
Các nghiên cứu sử dụng đông trùng hạ thảo thực hiện trên chuột cho kết quả có tác dụng chống khối u đối với ung thư hạch, ung thư hắc tố và ung thư phổi. Đông trùng hạ thảo cũng có thể đảo ngược các tác dụng phụ liên quan đến quá trình điều trị ung thư. Một trong những tác dụng phụ này: Giảm bạch cầu.
Cần phân biệt rõ ràng giữa với bệnh bạch cầu ung thư, giảm bạch cầu là tình trạng số lượng tế bào bạch cầu (bạch cầu) giảm, khi đó sẽ giảm khả năng bảo vệ của cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tác động của đông trùng hạ thảo đối với những con chuột bị mắc chứng giảm bạch cầu sau khi xạ trị và điều trị bằng Taxol, một loại thuốc hóa trị liệu phổ biến.
Hơn nữa, Đông trùng hạ thảo cũng đã đảo ngược tình trạng giảm bạch cầu. Từ đó cho thấy đông trùng hạ thảo có thể giúp giảm các biến chứng liên quan đến một số phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những nghiên cứu này được thực hiện trên động vật và ống nghiệm, không phải con người.
Tác động của Đông trùng hạ thảo đối với việc giảm bạch cầu và phát triển khối u ở người vẫn chưa được biết, vì vậy các chuyên gia y tế hiện không thể đưa ra kết luận.
2.4. Đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp quản lý bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh đái tháo đường, căn bệnh gây bởi tình trạng cơ thể không sản xuất hoặc không đáp ứng với hormone insulin, thường vận chuyển đường glucose vào tế bào của bạn để tạo năng lượng.
Khi cơ thể không sản xuất đủ nhu cầu insulin hoặc phản ứng tốt với nó, glucose không thể đi vào các tế bào, vì vậy nó sẽ ở lại trong máu. Theo thời gian, trong máu sẽ có quá nhiều glucose có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, đối với những người mắc bệnh tiểu đường là đảm bảo lượng đường trong máu của họ được kiểm soát tốt.
Đông trùng hạ thảo có thể giữ cho hàm lượng đường trong máu ở mức cân bằng và khỏe mạnh bằng cách bắt chước hoạt động của insulin. Trong một số nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường, Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu.
Một số bằng chứng nghiên cứu tìm thấy cho kết quả rằng đông trùng hạ thảo cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh thận, một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Trong một đánh giá của 22 nghiên cứu với 1.746 người bị bệnh thận mãn tính, những đối tượng được bổ sung đông trùng hạ thảo đã cải thiện chức năng thận.
Các tác giả của bài tổng quan nói rằng nhiều nghiên cứu có chất lượng thấp. Vì vậy, không thể đưa ra kết luận nào về tác dụng của Đông trùng hạ thảo đối với chức năng thận ở người bị bệnh thận mãn tính.
2.5. Lợi ích có thể có đối với sức khỏe tim mạch
Đông trùng hạ thảo sử dụng điều trị chứng loạn nhịp tim được chấp thuận ở Trung Quốc, tình trạng nhịp tim quá chậm, quá nhanh hoặc không đều. Nghiên cứu cho thấy Đông trùng hạ thảo làm giảm đáng kể chấn thương tim ở đối tượng mắc bệnh thận mãn tính. Tổn thương tim do bệnh thận mãn tính được cho là làm tăng nguy cơ suy tim, vì vậy việc giảm những tổn thương này có thể giúp tránh được kết quả này.
Một số nghiên cứu cho thấy đông trùng hạ thảo có lợi với tim mạch
Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện lợi ích đối với tim mạch do hàm lượng adenosine của Đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo cũng có thể có tác dụng có lợi đối với hàm lượng cholesterol. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo làm giảm cholesterol LDL- nhân tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Tương tự, đông trùng hạ thảo đã được chứng minh làm giảm mức chất béo trung tính ở chuột.
Triglyceride, chất béo được tìm thấy trong máu của bạn. Mức độ cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn chưa có đủ bằng chứng để xác định liệu đông trùng hạ thảo có lợi cho sức khỏe tim mạch ở người hay không.
2.6. Có thể giúp chống lại chứng viêm
Sử dụng đông trùng hạ thảo được cho rằng giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể. Mặc dù một số chứng viêm tốt cho cơ thể, nhưng quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tim và ung thư.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các tế bào của con người tiếp xúc với đông trùng hạ thảo, các protein đặc biệt làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể sẽ bị ức chế.
Nhờ những tác dụng tiềm năng này, các nhà nghiên cứu tin rằng đông trùng hạ thảo có thể dùng như một loại thuốc hoặc chất bổ sung chống viêm hữu ích.
Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm trong đường hô hấp của chuột, khiến chúng trở thành một liệu pháp tiềm năng cho bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, các loại nấm có vẻ kém hiệu quả hơn các loại thuốc thường được kê đơn được sử dụng để giảm đau cho các vùng bị viêm trên cơ thể.
Đông trùng hạ thảo cũng có thể phát huy được công dụng của nó tại chỗ. Một nghiên cứu cho thấy nó làm giảm viêm da khi bôi tại chỗ trên chuột, chứng tỏ thêm đặc tính chống viêm của nó. Các đặc tính chống viêm tiềm ẩn của Đông trùng hạ thảo vẫn chưa được quan sát thấy ở người.
Đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng kháng viêm
3. Uống bổ sung đông trùng hạ thảo
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì đối với sức khỏe? phần lớn sử dụng bổ sung đông trùng hạ thảo CS-4. Liều lượng thường được sử dụng trong nghiên cứu trên người là 1.000–3.000 mg mỗi ngày. Phạm vi này không liên quan đến các tác dụng phụ và đã được phát hiện là có một số lợi ích sức khỏe nhất định.
Tác dụng phụ và an toàn
Chưa có nghiên cứu nào kiểm tra tính an toàn của đông trùng hạ thảo trên người. Tuy nhiên, một lịch sử sử dụng lâu dài trong Y học cổ truyền Trung Quốc cho thấy chúng không độc hại. Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt Cordyceps CS-4 để sử dụng trong bệnh viện và công nhận nó là một loại thuốc tự nhiên, an toàn
Các nghiên cứu trên động vật và phòng thí nghiệm cho thấy đông trùng hạ thảo có tiềm năng cải thiện sức khỏe tim mạch và chống lại chứng viêm, ung thư, tiểu đường và lão hóa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong số này có chất lượng kém và kết quả không thể mở rộng cho con người. Hơn nữa, đã có những nghiên cứu trên người về tác dụng của Đông trùng hạ thảo đối với hiệu suất tập thể dục. Các loại nấm đã được phát hiện có khả năng tăng cường sử dụng năng lượng và oxy trong quá trình tập thể dục. Hiện tại, không có sự thống nhất về liều lượng mà mọi người nên sử dụng để gặt hái những lợi ích sức khỏe tiềm năng của nó, hoặc mức độ an toàn của nó.
Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/6-loi-ich-cua-dong-trung-ha-thao-dua-tren-khoa-hoc/